HOTLINE: 02462.920.255

Email: sonmykolorgrandtks@gmail.com

Giờ làm việc: 7h30 - 17h30

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

 

Chống thấm tường ngoài trời đang là phương pháp được nhiều người sử dụng để làm đẹp và bảo vệ ngôi nhà của mình. Bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại cho công trình. Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng như dùng sơn chống thấm, màng chống thấm…

Để tìm hiểu xem kỹ thuật chống thấm tường ngoài chuẩn nhất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.



Nguyên nhân gây tường nhà bị thấm



Nếu nói về những nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước thì có rất nhiều và đa dạng từ khách quan cho đến chủ quan. Hãy xem thử với những nguyên nhân phổ biến khiến dưới đây thì nhà bạn đang mắc phải điều nào:

§  Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm.

§  Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.

§  Tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt khi vào mùa mưa tình trạng này lại diễn ra trầm trọng hơn. 

§  Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.

§  Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Vì sao nên tiến hành chống thấm tường ngoài trời?

Tiến hành chống thấm tường ngoài trời không những tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Mà khi tiền hành chống thấm tường ngoài trời tốt mang lại nhiều lợi ích cho công trình như sau:

§  Tăng tuổi thọ sử dụng cho ngôi nhà. Chống thấm tốt sẽ làm giảm bớt tác động trực tiếp của thời tiết lên tường.

§  Ngăn ngừa sự xâm hại của nước bằng cách bít kín mọi kẽ hở từ tường.

§  Sử dụng sơn ngoại thất ngoài trời để chống thấm còn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

§  Phòng chống nấm mốc và mầm bệnh phát triển.

Chống thấm ngoài trời làm giảm tình trạng nấm mốc

§  Ngăn ngừa tình trạng thấm nước vào bên trong tường. Bảo vệ được kết cấu tường bê tông bảo vệ kết cấu ngôi nhà.

§  Làm giảm nguy cơ làm hỏng các thiết bị nằm phía trong bức tường và những đồ đạc đặt gần bức tường.

CÁCH CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ MỚI XÂY TRIỆT ĐỂ

Thi công chống thấm tường nhà ngoài trời phức tạp hơn – nguy hiểm hơn cho các đơn vị thi công.

Ưu điểm : Tường rất phẳng và sạch. Các cửa sổ và ban công vẫn thông thoáng cho bạn đặt thiết bị thang dây treo…

Việc chống thấm cho ngôi nhà ngay từ lúc mới xây sẽ mang lại hiệu quả tuyệt đối đồng thời tiết kiệm tối đa về cả thời gian, công sức, tiền bạc cho mỗi gia đình.

Phương pháp chống thấm tường ngoài trời chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp dưới đây:

§  Tường của công trình riêng biệt, không kề sát hoặc chung tường với công trình khác

§  Tường của nhà bạn thi công trước, chưa bị che khuất bởi các công trình thi công sau

§  Tường khu chung cư, nhà cao tầng có thể chống thấm ngoài trời

Cách xử lý chống thấm tường ngoài nhà của nhà mới xây như sau:

Chuẩn bị các dụng cụ như bê tông, xi măng, cát,…để trộn vữa chống thấm 1 hoặc 2 thành phần. Sử dụng sơn chống thấm phù hợp lên mặt bê tông ở phía ngoài để ngăn nước thấm vào bên trong.

CÁCH CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ CŨ HIỆU QUẢ 100%

Đối với những bức tường bị thấm ở nhà cũ, nhà xuống cấp, bạn tiến hành theo các bước:

Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ.

Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.

Bước 3: Dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất. Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất.

Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%.

Lưu ý: Khi xử lý bằng sơn chống thấm, bạn phải làm sạch tường cũ nếu không lớp sơn mới sẽ không bám chặt và đảm bảo chất lượng.

CHỐNG THẤM TƯỜNG NGOÀI BỊ RẠN, NỨT

Tường nhà bị rạn, nứt là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà chúng ta sẽ có các cách chống thấm khác nhau.

Nếu tường nhà mới, vết rạn, nứt bé, bạn có thể chỉ cần dùng keo chống thấm tường nhà chuyên dụng để tram vết nứt.



Tuy nhiên, đối với những nhà cũ, vết rạn, nứt lớn, bạn cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và tường trước khi thi công, ta làm theo các bước:

§  Tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên tường

§  Xịt phụt rủa sạch sẽ

§  Dùng vật liệu chuyên dụng trét kín vết nứt

§  Phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt

Lưu ý: Đối với các hạng mục trong nhà, có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm tùy theo yêu cầu. Sau khoảng thời gian 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Trên đây là những biện pháp chống thấm tường ngoài cho tường nhà ngay sau khi xây dựng, hi vọng sẽ giúp quý vị có những kinh nghiệm cụ thể để áp dụng cho ngôi nhà của mình.

Nếu có điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được tư vấn nhé:

Hotline hỗ trợ miễn phí:  Gọi ngay: 02462.920.255


Language

MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

  • Tư vấn bán hàng

    Call: 024.62600422

  • Tư vấn bán hàng

    Call: 0869659331

    Chát cùng Tổng Kho Sơn Mykolor Grand

  • Tư vấn bán hàng

    Call: 0869659321

    Chát cùng Tổng Kho Sơn Mykolor Grand

XEM NHIỀU NHẤT

QUẢNG CÁO

TỔNG SỐ LƯỢT XEM TRANG