HOTLINE: 02462.920.255

Email: sonmykolorgrandtks@gmail.com

Giờ làm việc: 7h30 - 17h30

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

Thi công sơn ngoại thất cao tầng hay chung cư là một trong những điều đáng quan tâm của các chủ đầu tư, nhà thầu, người sử dụng ( ở ) trực tiếp vì lớp sơn bên ngoài trời sẽ phải chịu những tác động trực tiếp từ thời tiêt có thể bị ẩm mốc .

Một số lưu ý cần hiểu rõ và trao đổi trước với nhà thầu thi công sơn trước khi tiến hành sơn trang trí cho căn hộ của mình Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số biện pháp thi công sơn ngoài nhà cao tầng đạt hiệu quả.

Sử dụng bột trét trước khi sơn lót là biện pháp thi công sơn ngoại thất nên áp dụng

Bột trét là bước để lắp đi những vết lòi lõm, làm bề mặt láng hơn, mịn hơn trước khi phủ lớp áo lên cho ngôi nhà của bạn. Bột trét khắc phục những khuyết điểm của bề mặt tường, sử dụng bột trét chuyên dụng cho ngoài trời là yếu tố cần thiết cần lưu ý.

Khi thi công sơn ngoài nhà cao tầng cần sử dụng sơn lót chống thấm, kháng kiềm:

Kháng nước, kháng kiềm và chống thấm là các bước rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ láng mịn của sơn, tránh lớp sơn ngoài bị hiện tượng bong rộp, ẩm, lem màu, kéo dài tuổi thọ màng sơn được rất nhiều thời gian sử dụng. Nhiều khách hàng không sử dụng sơn lót chống thấm nên khi mưa lâu ngày nước sẽ thấm làm màu sơn bị nhạt và mọc rêu mốc làm mất đi tính thẩm mỹ.

Nên lời khuyên sử dụng sơn lót kháng nước kháng kiềm là một trong những biện pháp thi công sơn ngoại thất cao tầng mà các nhà thi công, chủ thầu phải chú ý và tư vấn khách hàng nên sử dụng. Góp phần của sơn lót kháng nước kháng kiềm chính là tính liên kết, tạo độ bám dính tuyệt đối cho màng sơn phủ ngoài, độ mịn độ láng cho màng sơn. Khách hàng nên áp dụng biện pháp thi công sơn ngoài nhà cao tầng này cho công trình của mình.


Chú ý đến việc vệ sinh bề mặt tường thật sạch trước khi thi công sơn lên trực tiếp

Thi công bột trét, thi công sơn lót, thi công sơn phủ đều phải chú ý đặc biệt đến bề mặt tường có sạch hay không. Bề mặt tường tuyệt đối không được bám dính bụi bẩn, dầu mỡ, chất axit vì điều này tác động trực tiếp đến độ bám dính, độ liên kết giữa các màng sơn với nhau, là yếu tố quyết định sơn lên đúng màu hay không, tuổi thọ sử dụng lâu không nên khách hàng cần lưu tâm.

Đây là những biển pháp thi công sơn ngoài nhà cao tầng để các nhà thi công, chủ đầu tư… tham khảo để đảm bảo thi công được thực hiện trôi chảy không bị gián đoạn, tiết kiệm được thời gian và chi phí đồng thời mang lại hiệu quả tuyệt đối, tạo một chiếc áo vừa thẩm mỹ vừa mang tính bảo vệ cao cho ngôi nhà của bạn.

Cách chọn màu sơn thi công sơn nên chọn cho các nhà cao tầng

Tùy vào vị trí của nhà cao tầng mà chúng ta có lựa chọn sơn màu hay không. Nếu ví dụ nhà bạn biệt lập hoặc không sát chung tường như các ngôi nhà liên kề khác. Chúng ta, có thể lựa chọn, cân nhắc màu sắc cho sơn ngoại thất. Để giải quyết vấn đề này, trước khi thi công sơn chúng ta nên tham khảo qua kiến trúc sư hoặc nhà thầu khác để chọn lựa màu sắc thích hợp,bảng màu sơn.

Nếu bạn thích sơn đơn giản chống nóng cho mùa hè, màu sơn nước trang trí được lựa chọn chắc chắn chỉ có màu trắng hay màu kem giúp phản nhiệt tốt khi trời nóng. Sử dụng thêm loại sơn chống thấm và sơn chống nóng cho tường ngoài trời, bảo vệ kết cấu công trình từ bên ngoài.

Tránh các màu tối hoặc màu đậm, sơn toàn bộ bề mặt ngoài nhà hay phía ngoài ban công nhà bạn. Thay vào đó, chúng ta nên chọn màu sơn nhạt hoặc những màu nude (pastel), sử dụng tấm lam cho ban công giảm thiểu ánh nắng nhiệt độ tác động lên ngôi nhà.

Quy trình thi công sơn ngoại thất cho các công trình xây dựng

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Quan sát xem ngôi nhà có mấy mặt tiếp xúc với không gian để sử dụng sơn chống thấm hay
sơn màu.
Kiểm tra sơ bộ chất luợng xây dựng hoàn thiện bề mặt tường đúng kỹ thuật không?
Bề mặt tường có lồi lõm nhiều không? Cát sử dụng để xoa trát có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không? (độ mịn, hạt nhỏ, không lẫn nhiều tạp chất bẩn). Nếu phát hiện thì đề nghị chủ nhà hoặc chủ thầu có phương án xử lý kịp thời như loại bỏ chất bẩn và thi công lại những chỗ lõm sâu, mài những chỗ lồi ra.
Kiểm tra tường có bị ngấm nước không? Tìm, phát hiện ra và triệt tiêu nguồn rò rỉ nước, kết hợp sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng để khắc phục lại.
Chỉ thi công sơn khi thời tiết khí hậu khô ráo, tuyệt đối không thi công trong điều kiện thời tiết không đảm bảo như: Mưa, bão gió, thời tiết nồm quá ẩm.
Chú ý: Nếu không kiểm tra kỹ, khắc phục trước các lỗi xây dựng trên, không đảm bảo bề mặt tường khô, sạch sẽ và ổn định thì có dùng sơn chất lượng tốt đến đâu cũng vẫn có thể bị bong tróc, phồng rộp hoặc rêu mốc, phấn hóa, bay màu.

II. QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN

1. Thi công bột bả:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thô
– Dùng đá mài sơ qua bề mặt cần bả, sơn.
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt có thể dùng chổi súng phun hơi hoặc rửa bằng nước sạch.
Bước 2: Trét bột bả:
Kiểm tra độ ẩm của bề mặt tường cần bả:
– Độ ẩm của bề mặt cần bả: Từ 25 – 30%
– Bề mặt quá khô có thể lăn nước sạch trước khi trét bột.
Khuyến cáo: Không bả bột khi tường quá khô hoặc quá ẩm.
Trộn bột bả với nước:
– Đổ bột bả từ từ vào nước theo tỷ lệ 1kg với 450 – 500 ml nước.
– Dùng máy hoặc tay trộn đều.
– Chờ từ 7 đến 10 phút để hóa chất phát huy hết tác dụng.
Khuyến cáo:
– Không dùng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn.
– Chỉ trộn bột đủ làm trong 3h. Hết trộn tiếp, không trộn thừa.
– Cần tránh không để cát bụi rơi vào bột trét.
Trét bộ bả:
Dụng cụ: Dao bả, bàn bả.
– Trét 01 lớp chờ khô trét tiếp lớp 2.
– Thời gian giữa 2 lớp phụ thuộc vào độ ẩm trong không khí, nhưng thời gian tối thiểu là 3h.
Khuyến cáo: Tổng độ dày 2 lớp bột trét không quá 3mm.
Xả nhám hoàn thiện bề mặt trét.
– Sau khi trét tối thiểu 12h, dùng giấy ráp số từ 150 đến 180 xả nhám bề mặt đã trét bột để tạo mặt phẳng cho giai đoạn tiếp theo
– Dùng chổi, nước hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bám trên bề mặt đã xả nhám.
Lưu ý: Đây là một khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng tới độ bám dính của màng sơn sau này.

2. Lăn sơn lót:
Chuẩn bị trước khi dùng sơn:
– Dùng hóa chất hoặc dùng giấy nhám để diệt rêu mốc trên mặt tường. Làm sạch bột, bụi, dầu mỡ hay sáp bằng giấy nhám để đảm bảo bề mặt cần sơn phải sạch, không có tạp chất làm giảm sự bám dính của sơn.
– Độ ẩm bề mặt cần sơn nhỏ hơn 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hay để bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường 30 C, độ ẩm môi trường 80%.
Dụng cụ sơn: Con lăn, cọ quét, súng phun
Số lớp sơn: Trước khi lăn sơn phải khuấy đều, nên lăn từ 2 đến 3 lớp để sơn phủ kín hoàn toàn bề mặt và đảm bảo độ dày vừa đủ thì mới có tác dụng ngăn tường khỏi bị thấm nước, Ngoài tính năng kháng kiềm sơn lót giúp lớp sơn phủ không bị phai màu và màu trắng của sơn lót còn giúp thể hiện màu sắc của lớp sơn phủ chính xác và đẹp mắt hơn.
Khô bề mặt: 30 phút
Thời gian sơn lớp trước cách lớp sau: 2 – 3 giờ
Lưu ý: Không thi công sơn trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ thời tiết dưới 10 C.

Nếu còn thắc mắc gì về thi công sơn hãy liên hệ ngay để được hướng dẫn chu đáo hotline

Gọi ngay: 02462.920.255


Language

MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

  • Tư vấn bán hàng

    Call: 024.62600422

  • Tư vấn bán hàng

    Call: 0869659331

    Chát cùng Tổng Kho Sơn Mykolor Grand

  • Tư vấn bán hàng

    Call: 0869659321

    Chát cùng Tổng Kho Sơn Mykolor Grand

XEM NHIỀU NHẤT

QUẢNG CÁO

TỔNG SỐ LƯỢT XEM TRANG